Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị viêm amidan gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe. Hơn nữa, đây là căn bệnh mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát rất khó điều trị dứt điểm. Cách tốt nhất để điều trị viêm amidan là cần thực hiện thật tốt các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý trong cách phòng viêm amidan tái phát ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý trong chăm sóc và hướng dẫn cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan
Khi bị viêm amidan cũng như khi bệnh tái phát, trẻ sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như ảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói,... Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, trước hết cần biết nguyên nhân gây bệnh là gì?
- Thời tiết thay đổi khiến cho vi khuẩn sinh sôi dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nhất là khi trẻ đã có tiền sử bị viêm amidan hay các bệnh về đường hô hấp khác và hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.
- Không đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.
Từ những nguyên nhân gây viêm amidan và khiến bệnh tái phát nêu trên, các bạn sẽ có thể rút ra được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm các yếu tố sau:
- Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sạch sẽ: đây là điều quan trọng đầu tiên mà phụ huynh cần lưu ý để chăm sóc và hưỡng dẫn trẻ thực hiện. Bạn có thể cho trẻ dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Ở trẻ nhũ nhi, sau khi trẻ bú xong cần làm vệ sinh bằng cách rơ miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.
- Bảo vệ cổ họng và cả cơ thể cho trẻ: đây cũng là một việc quan trọng cần chú ý thực hiện cho trẻ. Nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cần giữ ấm cổ và tay chân cho trẻ. Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ máy điều hòa phù hợp đối với trẻ là 25oC - 28oC. Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.
- Tránh các tác nhân từ bên ngoài môi trường như khói bụi, khói thuốc,... bằng cách đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường hoặc tiếp xúc với những nơi chứa nhiều khói bụi.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn lạnh như kem, trái cây, yaourt lấy ra từ tủ lạnh, uống nước đá,...
Không có nhận xét nào: