Tác dụng chữa viêm họng của khổ qua
Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính mát, hơi có tính lạnh với tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khổ qua thường được dùng để phòng và trị nhiều bệnh như bệnh sỏi thận, tiểu đường type 2, giúp bổ gan, tốt cho dạ dày, chữa cảm cúm, viêm họng và các bệnh ngoài da…
Tuy nhiên, ít người biết rằng trong dân gian, khổ qua được sử dụng như một bài thuốc chữa viêm họng rất hiệu quả đồng thời rất lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Khổ qua không những chữa được những triệu chứng viêm họng cấp thông thường. Dân gian có nhiều bài thuốc từ khổ qua để chữa từ viêm họng cấp đến viêm họng lau ngày, mãn tính.
Các bài thuốc chữa viêm họng bằng mướp đắng
Chữa ho:
Khổ qua 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày như thuốc trị ho.
Chữa viêm họng cấp:
Dùng quả khổ qua nhai nát trong miệng, chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai chà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút
Chữa viêm họng mãn tính, lâu ngày:
Thành phần: Dùng khổ qua 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g.
Cách dùng: Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước. Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày.
Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
Không có nhận xét nào: