Cuộc sống vội vã hiện nay, làm cho việc ăn uống trở nên nhanh chóng vội vã, cộng thêm với việc sinh hoạt nghỉ ngơi không đúng cách đã làm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bệnh thường có những đặc trưng chính như: Ợ nóng, đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, luôn có cảm giác buồn nôn, nôn....Bệnh thường dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản, viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu, về lâu về dài có thể gây nên bệnh ung thư thực quản, họng, dạ dày. Tuy bệnh nhỏ nhưng nguy cơ lớn nên mọi người cần biết một số thông tin dưới đây để phòng tránh cũng như điều trị bệnh sớm.
Hướng điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản
Các nhà chuyên môn cho rằng nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản xuất phát từ van ở chỗ nối thực quản và dạ dày. Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản thì van này hoạt động không bình thường, áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.
Bên cạnh van có chức năng suy yếu, các yếu tố tác động góp phần cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như béo phì, thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày, mang thai, hút thuốc lá, rượu bia, một số thức ăn và thuốc.Chính những yếu tố trên đã làm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng, vì thế bạn nên hạn chế tiếp xúc hoặc kiêng luôn bạn nhé!
Lời khuyên trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản
* Thói quen tốt nên thực hiện
Muốn điều trị bệnh cho hiệu quả cao, thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh không bị yếu tố tác động làm bệnh nặng hơn, hoặc tái phát bệnh.
- Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga.
- Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Dùng thuốc: việc dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh hiện nay, người bệnh sẽ dùng một số loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày...
- Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.
* Thói quen xấu nên bỏ để giảm bệnh
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
- Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực phẩm nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me... Người bệnh nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
- Chocolate: Có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
- Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.
Các thức ăn dưới đây có thể làm bớt triệu chứng trào ngược:
- Sữa chua.
- Bơ làm từ đậu phộng.
- Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản chỉ tình trạng acid và một số chất dịch vị trào từ dạ dày lên thực quản, có thể trào qua hệ hô hấp gây viêm thực quản, viêm thanh quản, nôn ói, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Trả lờiXóaPhác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chuẩn đoán bệnh
Thăm hỏi bệnh nhân
+ Có nôn ói hay có triệu chứng buồn nôn trong và sau khi ăn.
+ Ói máu, thiếu máu mạn tính.
+ Đau bụng, có cảm giác khó nuốt, đau xương ức.
+ Hô hấp khó khăn: Thở khò khè, hen suyễn,….
+ Dị ứng môi trường, khói thuốc, hóa chất độc hại,…
Khám bệnh
+ Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và các triệu chứng hô hấp.
+ Kiểm tra các bệnh lý đi cùng: bại não, Down, rối loạn thần kinh,…
+ Quan sát sinh hoạt của bệnh nhân.
Các xét nghiệm cần thực hiện
+ Đo độ pH thực quản.
+ Siêu âm ngực bụng: Nếu nhiều hơn 3 lần trào ngược trong 5 phút thì chính xác là đã bị trào ngược dạ dày thực quản.
+ X-quang thực quản dạ dày cản quang: Chiếu phát hiện trào ngược dạ dày lên thực quản; chụp khi nghi ngờ có hẹp thực quản; nội soi khi nghi ngờ có viêm thực quản; Datacells khi ói máu, thiếu máu.
Tiến hành chuẩn đoán
+ Chuẩn đoán bắt buộc : lâm sàng, đo pH thực quản 24h.
+ Chuẩn đoán có thể: Lâm sàng gợi ý+ siêu âm hay lâm sàng gợi ý+ đáp ứng điều trị.
+ Chuẩn đoán phân biệt: Theo từng trường hợp cụ thể như nôn ói, suy hô hấp, đau rát thượng vị,…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Mẹo chữa trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai
Bài thuốc đông y chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam
Điều trị
phac-do-dieu-tri-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan1
Nguyên tắc điều trị
+ Điều hòa hoạt động cơ thắt thực quản dưới.
+ Tránh yếu tố làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới.
+ Dùng thuốc khi có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.
Điều trị đặc hiệu
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Điều trị triệu chứng
+ Điều trị không dùng thuốc: Tránh các nguy cơ làm tăng áp lực ổ bụng (ho, táo bón, mặc quần áo chật,..), tránh các loại thuốc và thực phẩm làm co thắt ( anticholinergic, adrenergic, xanthine, khói thuốc lá, sôcôla,…).
+ Điều trị dùng thuốc (khi điều trị không dùng thuốc không có kết quả): Metoclopramid, thuốc ức chế bơm proton, Lansoprazol, Ranitidin,… các loại thuốc này dùng theo từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
+ Phẫu thuật (khi dùng thuốc thất bại): Phẫu thuật thường được dùng khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, có nguy hiểm đến tính mạng.
Theo dõi sau khi điều trị
phac-do-dieu-tri-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan2
+ Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ sau khi khỏi bệnh, tái khám trong tuần đầu tiên để theo dõi, sau đó có thể thôi tái khám.
+ Trào ngược dạ dày thực quản nặng, sau khi chữa xong bệnh thì tái khám tuần đầu, 1 tháng và 3 tháng sau. Nếu bệnh khỏi hẳn thì có thể yên tâm.