Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Bị thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không ?

0 nhận xét
Đốt sống cổ vốn dĩ là một bộ phận khá "nhạy cảm" và rất dễ tổn thương trên cơ thể con người. Đôi khi chỉ cần một cử động rất nhỏ thôi cũng đã khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh. Theo như sự thống kê của WHO, ở Việt Nam bệnh thoái hóa đốt sống cổ chiếm đến 13, 96% trong các căn bệnh thoái hóa xương khớp. Thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vậy căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ có gây ra nguy hiểm gì hay không?


Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lí tiến triển chậm và rất khó phát hiện. Đây là lí do vì sao mà những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. 
Với những bệnh nhân càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này xuất phát từ sự thoái hóa xương khớp. Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở sống cổ, bả vai,... Đặc biệt, người bệnh cảm thấy ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt. Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, mọi hoạt động của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi căn bệnh này.

Bị thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?


Nhiều người nghĩ rằng thoái hóa đốt sống cổ chỉ là một trong những căn bệnh đau nhức thông thường. Thậm chí, khi bị đau ở đốt sống cổ, bệnh nhân đã không tiến hành thăm khám, chữa trị mà tự ý mua thuốc điều trị. Chính thái độ chủ quan, thờ ơ này đã khiến cho không ít bệnh nhân đứng trước nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 
Đến đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Thoái hóa đốt sống cổ thực sự nguy hiểm nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể, bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra các biến chứng như sau:

1 - Chèn ép rễ thần kinh


Nhiều bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn và không thể nào cử động được vùng cổ. Bởi căn bệnh 
thoái hóa đốt sống cổ đã gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ. Cũng từ đó, chúng chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống (còn gọi là rễ tủy cổ). 


Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải một loạt các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay. Chức năng vùng cánh tay theo đó cũng bị yếu đi. Đồng thời, việc điều khiển cơ thể trở nên khó khăn hơn bình thường. Trường hợp nguy hiểm nhất, bạn sẽ đứng trước nguy cơ suy yếu cơ bắp, teo cơ. Ngoài ra, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột cũng là một trong những hệ lụy do biến chứng của căn bệnh này gây ra.

2 - Chứng hẹp ống sống


Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến cho cấu trúc đốt sống cổ nhanh chóng bị thay đổi. Điều này dẫn tới tình trạng gai xương và gây cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống. Điều này khiến cho không gian tủy sống bị thu hẹp dần và được gọi là chứng hẹp tủy sống hay hẹp ống sống. 


Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh có biểu hiện là tê và yếu liệt. Ban đầu, bệnh nhân sẽ bắt đầu tê ở vùng thân mình. Đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó dần dần tê ở là hai chân và hai tay. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy thường thì chân sẽ yếu trước hai tay. Do đó, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại và cầm nắm các vật dụng. 

3 - Bại liệt vĩnh viễn


Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Việc không điều trị đúng cách và đúng lúc đã khiến cho bệnh nhân vĩnh viễn không thể nào đi đứng được, mất khả năng vận động. 


Trong trường hợp này, phương pháp tốt nhất để điều trị cho người bệnh đó là tiến hành phẫu thuật. Đây là cách giúp bệnh nhân có thể phục hồi được một số chức năng ở vùng cổ. Đồng thời, giúp người bệnh giảm bớt tình trạng đau đớn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chỉ phục hồi được một phần nào đó mà không thể điều trị bệnh hoàn toàn được.

Có thể bạn quan tâm:

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần phải có những phương pháp đúng đắn trong việc phòng ngừa căn bệnh này. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành điều trị bệnh kịp thời.

Không có nhận xét nào:

 

Diễn đàn sức khỏe 365 © 2014