Mất ngủ là căn bệnh không còn xa lạ gì với nhiều người, bệnh có thể gặp ở người trẻ, người trung niên cho đến người già. Hiện nay, bệnh ngày càng có dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về bệnh mất ngủ sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về những nguyên nhân gây ra bệnh, cũng như những biểu hiện và tác hại của bệnh.
Bệnh mất ngủ là gì?
![]() |
Bệnh mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi |
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc
ngủ, khó duy trì giấc ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ hay luôn cảm
thấy mệt mỏi mỗi khi thức dậy. Theo thống kê mới nhất số người mắc bệnh
mất ngủ ngày càng gia tăng, tỷ lệ mắc bệnh mất ngủ chiếm khoảng 33%
trên thế giới. Đặc biệt, ở Việt Nam trong nhóm người có độ tuổi từ 27 –
45 tuổi tỷ lệ nữ giới mắc bệnh mất ngủ chiếm 37,6%, còn nam giới là
28,5%.
Những biểu hiện của bệnh mất ngủ
Nếu có những biểu hiện cơ bản sau đây, có thể bạn đã mắc bệnh mất ngủ:
- Không ngủ được, thao thức cả đêm.
- Bạn khó ngủ, trằn trọc không yên giấc.
- Chỉ ngủ thiếp đi trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giác ngủ chập chờn, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút.
- Thức khuya mà không có cảm giác buồn ngủ, thức dậy sớm nhưng không ngủ lại được.
- Ngủ dậy vẫn thấy buồn ngủ.
- Ban ngày mệt mỏi, uể oải.
- Khả năng tập trung kém.
- Cơ thể dễ bị kích thích.
- Không ngủ được, thao thức cả đêm.
- Bạn khó ngủ, trằn trọc không yên giấc.
- Chỉ ngủ thiếp đi trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giác ngủ chập chờn, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút.
- Thức khuya mà không có cảm giác buồn ngủ, thức dậy sớm nhưng không ngủ lại được.
- Ngủ dậy vẫn thấy buồn ngủ.
- Ban ngày mệt mỏi, uể oải.
- Khả năng tập trung kém.
- Cơ thể dễ bị kích thích.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Một số người có thể chỉ bị mất ngủ
thoáng qua, nhưng nhiều người lại bị mắc bệnh mất ngủ kinh niên. Mất ngủ
thoáng qua sẽ gây cảm giác choáng váng, buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt,
nhưng ngủ bù vào hôm sau cơ thể sẽ lấy lại sức. Còn mất ngủ kinh niên
dễ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, làm giảm trí nhớ,
giảm sự tập trung chú ý trong công việc, học tập. Mất ngủ thoáng chốc
hay mất ngủ kinh niên đều có tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến
khả năng làm việc, học tập, vận hành máy móc, dễ gây tai nạn khi tham
gia giao thông và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, đột
quỵ, suy tim, tiểu đường…
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mức độ mất ngủ ở mỗi người khác nhau do
nhiều nguyên nhân không giống nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây
bệnh mất ngủ:
1. Tuổi tác: chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Tuổi càng cao con người càng dễ mắc bệnh mất ngủ, do lượng melatonin tiết ra (có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ) ngày càng suy giảm.
2. Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, thường là do hóc môn thay đổi, mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi…
1. Tuổi tác: chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Tuổi càng cao con người càng dễ mắc bệnh mất ngủ, do lượng melatonin tiết ra (có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ) ngày càng suy giảm.
2. Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, thường là do hóc môn thay đổi, mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi…
![]() |
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới |
4. Thực phẩm: sử dụng những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu, thuốc lá...
5. Bệnh lý: viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, viêm
xoang, xương khớp, cảm cúm hay rối loạn tiểu tiện....đều ảnh hưởng đến
giấc ngủ của bạn.
6. Stress: công việc/ học tập căng thẳng, lo âu, những xung đột trong gia đình, chuyện tình cảm trắc trở…
7. Rối loạn tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng…
Xem thêm: Các loại thuốc trị bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và khiến sức khỏe sa sút. Mong rằng với những nguyên nhân kể trên, bạn sẽ phần nào tránh xa và tìm cách phòng tránh được căn bệnh này.
Bệnh mất ngủ không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và khiến sức khỏe sa sút. Mong rằng với những nguyên nhân kể trên, bạn sẽ phần nào tránh xa và tìm cách phòng tránh được căn bệnh này.
Không có nhận xét nào: